Cách phân biệt các loại đồ nhựa tốt và xấu (P1)
Nhựa nhìn chung chứa nhiều chất độc hại đối với con người. Một số hợp chất này có thể ngấm vào thực phẩm theo thời gian, đặc biệt là ở nhiệt độ cao.
Để tránh vấn đề này, hãy sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa an toàn.
Các loại nhựa được phân loại và ký hiệu như sau: PETE “1”, HDPE “2”, PVC “3”, LDPE “4”, PP: “5”, PS “6” và PC “7”.
NHỰA PETE (PET): NHỰA SỐ 1
- Loại nhựa trong suốt, có thể chịu được nhiệt độ lên đến 200 độ C và chịu lạnh -90 độ C trong thời gian ngắn (khoảng 2 phút), có thể cho vào tủ lạnh (cả ngăn mát lẫn ngăn đông).
- Nhựa PET/ PETE khá an toàn cho sức khoẻ, thường dùng để chế tạo vỏ chai dầu gội, nước súc miệng, sữa tắm,...
- Dùng nhiều trong ngành nước giải khát như làm chai: nước ngọt, nước ép, nước suối, nước khoáng,...
- Khi sử dụng bình đựng nước uống nhựa PET hàng ngày, để đảm bảo an toàn sức khoẻ người dùng nên lưu trữ nước ở nhiệt độ dưới 50 độ C, thay bình tối đa 3 tháng 1 lần.
- Không được cho vào lò vi sóng.
NHỰA HDPE: NHỰA SỐ 2
Đây là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa. Các chuyên gia khuyên nên chọn nhựa số 2 để đựng thực phẩm lâu dài.
Loại nhựa này có độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, không thải ra chất độc vào thực phẩm.
Nhựa số 2 được dùng để chế tạo các vật dụng như: chai nhựa, bình đựng sữa, đựng dầu ăn, các loại bình nhựa cứng, đồ chơi và túi nhựa.
Có thể phân biệt loại nhựa này bằng màu sắc, nhựa này thường có màu xanh lam khác biệt.
NHỰA PVC: NHỰA SỐ 3
Nhựa này thường được dùng làm áo mưa, vật liệu xây dựng (như ống nước,...).
- Không đựng thực phẩm vì dễ sinh ra các chất độc hại.
- Không được cho vào lò vi sóng.
Để an toàn, hãy kiểm tra kỹ ký hiệu in trên đồ nhựa và đảm bảo đó là số 2 - hoàn toàn không chứa BPA. Hãy nhớ số 2, theo Natural News.